![]() |
Tèn tén ten, cận cảnh thầy “Én vàng” đây teen nhé! |
Cậu bé có tên thường gọi là Lev, đã quá mải mê với trò chơi trên máy tính bảng nên đã không để ý gờ của sân ga trước mặt tại ga tàu Chkalovskaya tại Yekaterinburg, Nga.
Các hình ảnh cho thấy cậu bé đã nhìn chằm chằm vào trò chơi của mình khi bước đến sát gờ của sân ga, trước khi ngã thẳng xuống đường ray có điện 825 vôn.
Sau đó cậu bé đã hoảng hốt chạy dọc đường ray, trước khi một nhân viên kéo cậu bé lên ngay trước khi một con tàu chạy vào ga.
![]() |
Cậu bé quá mải chơi đến nỗi không nhìn thấy đường ray trước mặt. |
Cậu bé đã sống sót kì diệu và không bị thương. Lev được cho là đang đi một mình khi vụ việc xảy ra.
Một báo cáo cho biết: “Theo các nhân chứng, cậu bé đã đứng trên đường ray tiếp xúc 825 vôn. Trong khi đó, một nhân chứng kể lại: “Thật may là cậu bé đã không bị điện giật tử vong”.
Một đại diện của cơ quan quản lý tàu điện thành phố xác nhận về vụ việc: “Vụ tai nạn đúng là đã xảy ra. Nhưng tất cả đều ổn thỏa. Bé trai đã được các nhân viên của dịch vụ an toàn giao thông trợ giúp”.
![]() |
Khoảnh khắc thót tim khi cậu bé hụt chân rơi xuống đường ray. |
Một số hãng tin Nga cho rằng cậu bé đang chơi Pokemon Go, một trò chơi điện tử tương tác cho phép người chơi “bắt” các quả trứng Pokeballs ảo xung quanh họ.
Valery Gorelykh, Thư kí báo chí của Bộ Nội vụ Nga tại khu vực Sverdlovsk cho biết: “Cậu bé đã trượt ngã từ sân ga xuống đường ray. Nhân chứng có mặt đã thông báo cho cảnh sát về vụ việc. Cảnh sát đã gọi xe cứu thương đưa cậu bé đến bệnh viện để kiểm tra”.
“Bộ Nội vụ đã xác nhận danh tính của cậu bé. Cậu bé sinh năm 2010, tên là Lev”. Bố mẹ cậu bé đã được gọi đến hiện trường. Cảnh sát hiện “vẫn đang làm rõ hoàn cảnh của vụ tai nạn”, một nguồn tin cho biết.
Anh Thư
" alt=""/>Mải chơi game, bé trai hụt chân ngã xuống đường ray điệnĐây không phải lần đầu tiên diễn ra tình trạng này. Vào tháng 12/2017, ở một điểm trường tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn 9 học sinh cũng có biểu hiện tương tự.
Các em bỗng dưng ngất một vài phút rồi tỉnh, có em đang ngồi bỗng dưng rùng mình, sau đó nhảy nhót, nói linh tinh, có biểu hiện hung hăng và chạy thẳng ra ngoài lớp khi đang trong học. Sau khi thăm khám, các bác sĩ xác định, trẻ mắc chứng rối loạn phân ly tập thể.
Theo Ths.BS Nguyễn Mai Hương – Phó trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương, rối loạn phân ly là một nhóm các bệnh lý tâm thần thường gặp với tỷ lệ 0,3 – 0,5% dân số.
Rối loạn này gặp nhiều hơn ở trẻ em gái và phụ nữ trẻ. Bệnh thường xuất hiện sau những sang chấn tâm lý, các vấn đề khó khăn, gây những cảm xúc mạnh như lo sợ cao độ, tức giận quá mức, thất vọng nặng nề…
Rối loạn phân ly tập thể là khi xảy ra đồng loạt các trường hợp rối loạn phân ly trong một nhóm hoặc một tập thể như trường học, đám đông. Khi một người trong nhóm có biểu hiện của rối loạn phân ly, những người còn lại có xu hướng “bị lan truyền”.
Sự lan truyền triệu chứng xảy ra trong nhóm người có mối quan hệ nào đó về môi trường hoặc sang chấn, tạo ra hàng loạt ca bệnh. Cũng theo Ths.BS Nguyễn Mai Hương, các triệu chứng của rối loạn phân ly rất đa dạng, xuất hiện và kết thúc đều đột ngột thành từng cơn.
Rối loạn phân ly có khuynh hướng thuyên giảm sau vài tuần, vài tháng nhưng có thể tái phát trong trường hợp vẫn còn các sự kiện gây sang chấn. Đặc điểm của triệu chứng phân ly là tính “chịu ám thị”.
Có nghĩa là khi có một tác nhân khác gây kích thích mạnh vào niềm tin hoặc đánh lạc hướng chú ý của người bệnh, các biểu hiện phân ly có thể giảm hoặc mất đi ngay. Ví dụ, tiêm nước cất có thể làm mất cơn co giật.
Trong trường hợp phân ly tập thể, các triệu chứng thường gặp là ngất, rối loạn vận động, co giật, cơn kích động cảm xúc.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ những tổn thương não bộ gây ra rối loạn phân ly và rối loạn phân ly tập thể. Các biểu hiện của bệnh thường phát sinh trong khoảng thời gian ngắn sau các sự kiện gây sang chấn, những vấn đề không giải quyết được gây căng thẳng.
Đôi khi, các sang chấn nhỏ nhưng xảy ra thường xuyên cũng có thể là yếu tố thuận lợi cho phân ly, ví dụ như áp lực học tập, mối quan hệ bạn bè không tốt…
Trong những trường hợp như vây, rối loạn phân ly xuất hiện như một cơ chế tự phòng vệ để bảo vệ cho những cá nhân, nhằm giảm bớt những cảm xúc tiêu cực như lo âu, bất lực, đồng thời tạo ra những lợi ích thứ phát như được quan tâm, được chăm sóc
Rối loạn phân ly chủ yếu được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý, kết hợp với nâng cao thể trạng và bồi dưỡng nhân cách, thiết lập môi trường phù hợp. Quá trình điều trị thường cần nhiều thời gian, đòi hỏi sự kiên trì của cán bộ y tế, gia đình và người bệnh.
Với cá nhân:
– Tránh thái độ coi đây là bệnh giả vờ, hoặc ngược lại thái độ trầm trọng hóa, quan trọng hóa vấn đề. Nếu theo dõi quá chặt chẽ, quá quan tâm, lo lắng, các triệu chứng bệnh có thể nặng lên.
– Dùng những liệu pháp ám thị để làm giảm và mất triệu chứng.
– Hướng dẫn những bài tập thư giãn, các kỹ năng xã hội, kỹ năng giải quyết vấn đề để nâng đỡ nhân cách người bệnh.
– Có thể dùng một số loại thuốc, thực phẩm nhằm nâng cao thể trạng. Trong trường hợp có lo âu cần dùng những loại thuốc giải lo âu.
– Giải thích hợp lý với gia đình, động viên gia đình tham gia tích cực trong quá trình trị liệu.
Với tập thể:
– Nhanh chóng tách riêng các em bị bệnh, tránh sự lan truyền
– Trấn an các trẻ khác trong tập thể
– Cải thiện môi trường học tập, giảm áp lực
– Tổ chức các hoạt động vui chơi, tạo không khí sôi nổi, tích cực
– Có các hoạt động tham vấn tâm lý học đường. Phát hiện sớm những cá nhân có sang chấn tâm lý nhằm hỗ trợ, trị liệu kịp thời.
Ths.BS Nguyễn Mai Hương cũng đưa ra cách phòng bệnh. Theo đó, cần rèn luyện tính cách trẻ em ngay từ khi còn nhỏ, hướng dẫn trẻ biết thương yêu, chia sẻ, đương đầu với khó khăn.
Gia đình, nhà trường và xã hội tăng cường các hoạt động ngoại khóa như: ca, múa, nhạc, đi dã ngoại, tập thể dục, chơi các môn thể thao và lao động tập thể… Bên cạnh đó, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý, giảm sức ép từ việc học tập cho trẻ.